Tên gọi Quốc_hội_Việt_Nam

Theo các sắc lệnh năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và các văn kiện tại 2 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I năm 1946 - tên gọi ban đầu của Quốc hội Việt Nam là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân đại biểu đại hội (hoặc Toàn quốc đại biểu đại hội), được gọi tắt là Quốc hội.[5][6][7][8]

Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp năm 1946 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khoá I) đã xác định tên Quốc hội là "Nghị viện nhân dân".[9] Tuy nhiên, bản Hiến pháp này không được công bố/thực thi trong hoàn cảnh chiến tranh, vì vậy tên gọi và các chức vụ cũ trong Quốc hội vẫn được giữ nguyên khi hoạt động.[10]

Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Hiến pháp năm 1959 được thông qua tại kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa I) và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 01 tháng 1 năm 1960 - hiến định tên chính thức của cơ quan này là Quốc hội.[11] Cho đến nay, trải qua các bản Hiến pháp sửa đổi sau này, đây là tên gọi cố định cho "cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" của Việt Nam.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_hội_Việt_Nam http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/v... http://oup.com/us/catalog/general/subject/HistoryA... http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2001/05/3b9b0ab6... http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/quoc-hoi-lap... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/14... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/11/14... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/38009602-%... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZRZj6JA...